Cồn tác động vào vùng trung tâm não, nơi có liên quan đến sự hung hăng và làm giảm đi sự thận trọng vốn thường kiểm soát sự hung hăng bộc phát (1, 2). Kết quả, khi một người uống quá nhiều, họ có thể có hành vi lạm dụng hoặc bạo lực với những người khác, tham gia đánh nhau hoặc lái xe bạt mạng.
Một mối liên hệ giữa hành vi bạo lực và uống quá nhiều rượu bia đã được cho thấy, cả với người có hành vi hung hăng lẫn nạn nhân (3). Các chuyên gia đồng ý rằng bạo lực là sản phẩm của nhiều yếu tố - sức khoẻ tinh thần, sự chấp nhận của xã hội với những hành vi hung hăng và bạo lực, và những tình huống, hoàn cảnh đặc biệt (2, 4-7). Xét cho cùng, bạo lực xảy ra kể cả khi không có rượu bia và hầu hết những người có uống rượu bia không trở nên bạo lực.
Nếu bạn thấy hành vi của bạn đang thay đổi khi bạn uống rượu bia và bạn trở nên hung hăng hơn trong cách bạn phản ứng, hành xử, cách tốt nhất là ngưng uống. Trong tương lai, bạn nên cân nhắc khi nào thì uống và uống bao nhiêu. Bạn cũng có thể xin ý kiến tư vấn của một chuyên viên y tế chuyên nghiệp.
Mặt khác, nếu uống rượu bia làm bạn cảm thấy không an toàn hay bạn lo ngại với việc uống rượu bia của một người khác, tốt nhất là rời khỏi tình huống tiềm tàng nguy hiểm và xin sự giúp đỡ từ người mà bạn tin tưởng - hỗ trợ và nơi ở là hoàn toàn có thể.