Thức uống có cồn trái phép là gì và tại sao chúng lại nguy hiểm đến thế?

Trên thế giới, khoảng 25% lượng rượu bia được tiêu thụ là rượu bia trái phép (1) và việc sử dụng rượu bia trái phép có thể khiến bạn bị bệnh hoặc thậm chí tử vong.
Thức uống có cồn trái phép là gì và tại sao chúng lại nguy hiểm đến thế?
Thức uống có cồn trái phép là gì và tại sao chúng lại nguy hiểm đến thế?

Rượu bia 'trái phép' được sản xuất bất hợp pháp, nằm ngoài quy trình sản xuất được phê duyệt và có kiểm soát của những đơn vị sản xuất có đăng ký hợp pháp. Phần lớn rượu bia trái phép không có nhãn hiệu và không tuân theo các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.

Ở một số quốc gia, những mẻ ủ rượu nhỏ tại gia với các nguyên liệu có sẵn tại địa phương được sản xuất và bán ra thị trường không nằm trong các kênh sản xuất và buôn bán hợp pháp. Các loại rượu bia trái phép khác được sản xuất với quy mô lớn hơn, đôi khi sử dụng chất ethanol có sẵn thay vì quy trình lên men tự nhiên và trộn với các nguyên liệu khác. Chúng có thể được bán trực tiếp trong chợ đen, hoặc được đóng gói lại và bán dưới hình thức hàng giả của các nhãn hiệu phổ biến.

Thị trường trái phép cũng bao gồm các hoạt động buôn lậu xuyên biên giới các loại thức uống được sản xuất hợp pháp, có chất lượng cao và có thương hiệu. Điều này thường xảy ra khi có sự chênh lệch giá cả lớn hay khi rượu bia được bán ở nơi này mà nơi khác không có.

Rượu bia trái phép có thể chứa những nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe của bạn

Hình minh họa ký hiệu cảnh báo hình tam giác bên cạnh chai rượu
Hình minh họa ký hiệu cảnh báo hình tam giác bên cạnh chai rượu

Rượu bia được sản xuất trái phép có thể có nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Báo cáo truyền thông từ các quốc gia trên thế giới thường xuyên chỉ ra các trường hợp ngộ độc tập thể và tử vong.

Do không có biện pháp kiểm soát chất lượng hay giám sát quy trình sản xuất, những loại thức uống này có thể có lượng ethanol rất cao, làm tăng nguy cơ ngộ độc. Chúng cũng có thể có các thành phần độc hại và nguy hiểm (2, 3). Một trong những thành phần phổ biến nhất là methanol, một dạng cồn có thể được thêm vào trong một số loại đồ uống trái phép để chúng nặng hơn. Methanol gây mù lòa và các vấn đề về sức khỏe khác, và thường gây chết người (4). Ngoài ra, một số loại đồ uống bị nhiễm hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất và các sản phẩm động vật có thể được thêm vào để đẩy nhanh quá trình lên men. Khi tiêu thụ những loại đồ uống này, nguy cơ ngộ độc và nhiễm trùng là rất cao.

Người ta cũng có thể uống các loại chất lỏng có chứa cồn như nước rửa tay khô, nước hoa, nước súc miệng hoặc dung dịch lau cửa sổ, vì chúng rẻ và luôn có sẵn (5-7). Mặc dù những chất lỏng này có thể được mua và sử dụng hợp pháp, chúng không được sản xuất để uống và hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Ở Kenya (8), một loại đồ uống địa phương được gọi là changa’a, nghĩa là ‘giết tôi nhanh chóng’ vì nó có độ mạnh cao (9)."

Rượu bia trái phép rất phổ biến, nhất là ở các nước đang phát triển

Có nhiều nơi trên thế giới việc uống rượu bia có thể rất nguy hiểm, nhất là nếu không uống trong nhà hàng hoặc mua từ một cửa hàng được cấp phép.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng có khoảng một phần tư lượng rượu bia tiêu thụ trên thế giới là hàng trái phép (1), nhưng nghiên cứu cho thấy ở một số vùng, con số này còn cao hơn nhiều. Ví dụ như gần một nửa lượng rượu bia được tiêu thụ ở Đông Nam Á và hơn một phần ba được tiêu thụ ở Châu Phi là hàng trái phép (10). Chúng được sản xuất hoặc bán bất hợp pháp, hoặc cả hai, nhất là ở những nơi mà sản phẩm hợp pháp không có sẵn hoặc không dễ mua được, thường là vì đối với nhiều người chúng không hề rẻ (11).

Đó là lý do tại sao những người nghèo nhất trong xã hội, những người không thể mua được các mặt hàng hợp pháp bị tác động bởi rượu bia lậu nhiều nhất. Tác động của rượu bia lậu đặc biệt nghiêm trọng đối với những người có thể thiếu dinh dưỡng và không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ.

Rượu bia trái phép bao gồm những loại thức uống được làm tại nhà, hàng giả và nhiều loại không phù hợp với các tiêu chuẩn về chất lượng và tính trung thực, minh bạch của sản phẩm

Hình minh họa hai nhãn rượu bia, một có nhãn và một không có.
Hình minh họa hai nhãn rượu bia, một có nhãn và một không có.

Ở nhiều quốc gia, rượu bia trái phép có thể là những sản phẩm truyền thống của địa phương được làm tại nhà. Có thể kể đến những đồ uống như rượu dừa ở Sri Lanka và Ấn Độ, pulque, một loại rượu ở ở Mexico, bia chicha ở Bolivia, bia làm từ lúa miến và các mẻ ủ rượu bia khác ở Botswana và Nam Phi, samogon, một loại vodka tự nấu ở nhà, ở Nga và Belarus. Đôi khi những đồ uống này có thể có chất lượng cao, nhưng thường thì không và khó có thể chỉ ra sự khác biệt.

Các loại thức uống khác được sản xuất trái phép với quy mô lớn. Chúng thường được bán qua các kênh hàng trái phép (12). Tuy nhiên, chúng cũng có thể được tuồn đi như những sản phẩm có thương hiệu hợp pháp, và có thể được tìm thấy trong các cửa hàng bán lẻ hợp pháp hoặc được phục vụ trong các quán bar và những cơ sở kinh doanh khác (13). Việc sản xuất và buôn bán rượu bia giả là trái pháp luật và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người tiêu dùng không có sự nghi ngờ.

References
  1. World Health Organization (WHO), Global Status Report on Alcohol and Health 2018. 2018, World Health Organization: Geneva.
  2. Rehm, J., F. Kanteres, and D.W. Lachenmeier, Unrecorded consumption, quality of alcohol and health consequences. Drug Alcohol Rev, 2010. 29(4): p. 426-36.
  3. Negri, G., J.A. Soares Neto, and E.L. de Araujo Carlini, Chemical Analysis of Suspected Unrecorded Alcoholic Beverages from the States of Sao Paulo and Minas Gerais, Brazil. J Anal Methods Chem, 2015. 2015: p. 230170.
  4. Ashurst, J.V. and T.M. Nappe. Methanol toxicity. 2019.
  5. Lachenmeier, D.W., J. Rehm, and G. Gmel, Surrogate alcohol: what do we know and where do we go? Alcohol Clin Exp Res, 2007. 31(10): p. 1613-24.
  6. Razvodovsky, Y.E., Consumption of Alcohol Surrogates Among Alcohol-Dependent Women. Subst Use Misuse, 2015. 50(11): p. 1453-8.
  7. Razvodovsky, Y.E., Consumption of Noncommercial Alcohol among Alcohol-Dependent Patients. Psychiatry J, 2013. 2013: p. 691050.
  8. Mkuu, R.S., et al., Unrecorded alcohol in East Africa: A case study of Kenya. Int J Drug Policy, 2019. 63: p. 12-17.
  9. Okaru, A.O., et al., High Ethanol Contents of Spirit Drinks in Kibera Slums, Kenya: Implications for Public Health. Foods, 2017. 6(10).
  10. Probst, C., et al., The global proportion and volume of unrecorded alcohol in 2015. J Glob Health, 2019. 9(1): p. 010421.
  11. Kumar, K., S. Kumar, and A.K. Singh, Prevalence and socio-demographic correlates of alcohol consumption: survey findings from five states in India. Drug & Alcohol Dependence, 2018. 185.
  12. Euromonitor International, Illicit alcohol research review. Global summary. 2018, Euromonitor International: Chicago.
  13. Kotelnikova, Z., Explaining Counterfeit Alcohol Purchases in Russia. Alcohol Clin Exp Res, 2017. 41(4): p. 810-819.