Bạn có biết bia, rượu vang và rượu đều chứa ethanol?

Mọi thức uống có cồn đều chứa ethanol và đây là thứ ảnh hưởng đến bạn, hơn là loại thức uống bạn chọn.
Bạn có biết bia, rượu vang và rượu đều chứa ethanol?
Bạn có biết bia, rượu vang và rượu đều chứa ethanol?

Mọi thức uống có cồn đều chứa ethanol, nhưng lượng ethanol có thể khác nhau

Cho dù bạn uống bia, rượu vang hay rượu, tất cả đều chứa cùng một loại cồn gọi là ethanol. Ethanol được hình thành khi trái cây hoặc ngũ cốc được lên men để sản xuất thức uống có cồn. Chính ethanol trong các thức uống này tác động lên tâm trạng và phản ứng của bạn - và ethanol tác động lên bạn theo cùng một cách, bất kể thức uống bạn chọn là gì.

Hiển nhiên, các thức uống khác nhau có nồng độ cồn khác nhau. Điều này nhìn chung được diễn giải bằng phần trăm hàm lượng cồn theo thể tích, hay ABV. Bạn có thể đã chú ý thấy các chai hoặc lon thường có độ 'mạnh' của thức uống (ABV) trên nhãn. ABV có thể giúp bạn biết về hàm lượng cồn trong thức uống của bạn.

  • Rượu có nồng độ cồn cao nhất và hầu hết ở mức 40% ABV. Tuy nhiên, độ mạnh có thể khác biệt. Một số loại vodka chứa 30% ethanol, trong khi một số loại bourbon có thể ở mức 60% ABV, và một số loại rượu mạnh high proof (có nồng độ cồn cao) độ cồn có thể lên đến 90%.
  • Rượu mùi, loại rượu cũng có nền là rượu mạnh, thường chứa ít cồn hơn và ABV có thể dưới 20%.
  • Rượu vang có nồng độ cồn thấp hơn rượu mạnh và thông thường dao động từ 12 đến 15% ABV. Tuy nhiên, một số loại rượu vang có thể mạnh hơn, và rượu vang cường hoá (vang bổ sung thêm rượu mạnh) như port hay sherry thường ở khoảng 20% ABV.
  • Bia có nồng độ cồn được xếp loại thấp nhất, và hầu hết các loại bia thông thường có ABV dao động từ 4% đến 10%. Một số loại bia thủ công có độ mạnh có thể so sánh được với một số loại vang nhất định, với ABV ở mức 12%.

Uống thức uống có cồn tác động lên bạn như thế nào phụ thuộc vào tốc độ uống và lượng tiêu thụ, lẫn hàm lượng cồn trong thức uống bạn chọn.

Những yếu tố như kích thước cơ thể và cân nặng, giới tính và độ tuổi ảnh hưởng đến việc cơ thể bạn xử lý thức uống có cồn như thế nào, và từ đó tiêu thụ thức uống có cồn có thể tác động đến bạn ra sao (1-4). Quan trọng nhất, điều này còn phụ thuộc vào lượng thức uống có cồn bạn tiêu thụ, vốn được quyết định theo nồng độ cồn (ABV) của thức uống bạn chọn và bạn uống với tốc độ nào. Bia, rượu vang hay rượu mạnh - chuyện này không quan trọng bằng.

Hiểu biết về ABV trong thức uống của bạn là một việc rất hữu ích và có thể giúp bạn lựa chọn thức uống cũng như nắm rõ những tác động của chúng lên chính mình.

Hình ảnh hai ly rượu vang. Một ly có lượng rót ít và ly còn lại có lượng rót nhiều.
Hình ảnh hai ly rượu vang. Một ly có lượng rót ít và ly còn lại có lượng rót nhiều.

Đo lường lượng thức uống có cồn bạn tiêu thụ

Một số chính phủ sử dụng thuật ngữ 'đơn vị cồn' hay 'thức uống tiêu chuẩn' để giúp đo lường lượng thức uống có cồn được tiêu thụ và cung cấp các chỉ dẫn về sức khoẻ. Thức uống tiêu chuẩn của bất kỳ loại thức uống có cồn nào - bia, rượu vang hay rượu mạnh - đều sẽ luôn chứa cùng một lượng ethanol tính theo grams.

Tuy nhiên, ứng dụng thức uống tiêu chuẩn vào tình huống thực tế với những gì bạn thưởng thức lại có thể khá phức tạp. Ví dụ, nếu có ai đó rót thêm cho bạn trước khi bạn kịp uống hết, sẽ rất khó để kiểm soát những gì bạn thưởng thức. Bên cạnh đó, kích cỡ ly của bạn có thể cũng không đúng kích cỡ chuẩn. Quy tắc quan trọng nhất vẫn là hãy thưởng thức có trách nhiệm, uống có chừng mực, đồng thời hạn chế những hoạt động và tình huống mà việc uống thức uống có cồn có thể làm bạn gặp nguy hiểm.

Có những công cụ có sẵn có thể giúp bạn chuyển đổi lựa chọn thức uống của bạn sang thức uống tiêu chuẩn.

References
  1. Harvard Health Publishing. Alcohol's effects on the body. 2014; Available from:
  2. Thomasson, H.R., Gender differences in alcohol metabolism. Physiological responses to ethanol. Recent Dev Alcohol, 1995. 12: p. 163-79.
  3. Cederbaum, A.I., Alcohol metabolism. Clin Liver Dis, 2012. 16(4): p. 667-85.
  4. National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism (NIAAA). Women and alcohol. 2019; Available from:
  5. U.K. National Health Service (NHS). Alcohol units. 2018; Available from: