Tại sao uống rượu bia dưới độ tuổi cho phép là phạm pháp và nguy hiểm?

Nhiều quốc gia trên thế giới đã đề ra giới hạn về độ tuổi được phép mua đồ uống có cồn (1), và hành vi này sẽ là phạm pháp đối với những người dưới độ tuổi cho phép. Có một số lý do thuyết phục cho trường hợp này.
Tại sao uống rượu bia dưới độ tuổi cho phép là phạm pháp và nguy hiểm?
Tại sao uống rượu bia dưới độ tuổi cho phép là phạm pháp và nguy hiểm?

Cơ thể và não bộ của người trẻ vẫn đang phát triển

Cơ thể của người trẻ tiếp tục phát triển trong giai đoạn thành niên, làm cho họ rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi rượu bia. Uống rượu bia khi còn nhỏ tuổi có thể cản trở sự phát triển thông thường của não bộ (2). Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể. Việc này có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe sau này trong cuộc đời họ.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng việc uống rượu bia khi còn nhỏ tuổi, nhất là uống nhiều rượu bia, có thể gây tác động không thể thay đổi được lên não, dẫn đến sự thay đổi và thương tổn kéo dài (3-5). Nó có thể phá vỡ các kết nối của não bộ và cũng có thể cản trở khả năng học tập và ghi nhớ.

Uống rượu bia sớm có thể dẫn đến những vấn đề về tâm lý và có thể làm tăng tỷ lệ lạm dụng rượu bia sau này trong cuộc đời (6). Người trẻ tuổi bắt đầu uống rượu bia nhiều và thường xuyên càng sớm, điều này càng có nhiều khả năng sẽ xảy ra.

Mức độ ảnh hưởng của rượu bia lên thanh thiếu niên khác với ở người trưởng thành

Research shows because adolescents’ brains are still developing, they may not experience the effects of drinking alcohol the same way as adults (7). As a result, some may drink more often or more heavily, setting the stage for developing alcohol problems.

Nghiên cứu cho thấy vì não của thanh thiếu niên vẫn đang phát triển, nên các em không cảm nhận được tác động của việc uống rượu bia tương tự như ở người trưởng thành (7). Kết quả là một số em có thể uống rượu bia thường xuyên hơn hay nhiều hơn, dẫn đến sự hình thành của các vấn đề liên quan đến rượu bia.

Uống rượu bia và tuổi dậy thì không phù hợp với nhau

Thanh thiếu niên là giai đoạn của những thay đổi mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Việc uống rượu bia có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cách người trẻ tuổi đối diện với căng thẳng, lo âu và trầm cảm (8).

Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng uống rượu bia trong giai đoạn thanh thiếu niên, nhất là uống nhiều, có thể làm chậm quá trình dậy thì, và có tác động lên mật độ xương, chiều cao và cân nặng.

Có nhiều chiến lược khác nhau để hỗ trợ ngăn chặn việc uống rượu bia dưới độ tuổi hợp pháp

Các giới hạn về độ tuổi hợp pháp được đưa ra để bảo vệ người trẻ tuổi trong giai đoạn dễ tổn thương và chính phủ các nước trên thế giới cũng đã đề ra các ngưỡng tuổi tối thiểu được phép uống rượu bia và mua đồ uống có cồn (1). Các quốc gia khác nhau áp dụng các giới hạn độ tuổi khác nhau, và những giới hạn này được định hình bởi văn hóa và góc nhìn. Mặc dù những giới hạn này dao động từ 16 đến 25 tuổi, 18 là ngưỡng tuổi phổ biến nhất được phép mua đồ uống có cồn.

Trên thực tế, việc ngăn chặn uống rượu bia dưới độ tuổi cho phép có thể gồm nhiều chiến lược khác nhau tùy theo tình huống, nhưng một số chiến lược hứa hẹn nhất có vai trò trung tâm của gia đình và bạn bè. Cha mẹ và bạn bè là những người có ảnh hưởng quan trọng nhất trong đời sống của trẻ em và thanh thiếu niên khi nói đến vấn đề uống rượu bia (10, 11). Từ rất sớm, cha mẹ là những hình mẫu chính. Họ có thể giúp định hình khuôn mẫu và thái độ về việc uống rượu bia, vốn sẽ kéo dài đến suốt đời. Bạn bè cũng đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn thanh thiếu niên do áp lực phải hòa nhập và phát triển sự tự lập.

Tầm quan trọng của gia đình và bạn bè là trọng tâm của nhiều nỗ lực hứa hẹn nhằm ngăn chặn việc uống rượu bia dưới độ tuổi cho phép trong giới trẻ (12). Một vài trong số đó bao gồm giáo dục giới trẻ về các khuôn mẫu uống rượu bia nguy hại như uống nhiều rượu bia trong một thời gian ngắn (13-15). Một số khác là những nỗ lực tập trung nâng cao năng lực của cha mẹ và gia đình trong việc xác định vấn đề về uống rượu bia (16, 17). Xây dựng các kỹ năng hướng dẫn hồi phục và khả năng kháng cự lại áp lực xã hội về việc uống rượu bia và nhiều thách thức khác trong cuộc sống cũng là một sự can thiệp có hiệu quả (18).

References
  1. International Alliance for Responsible Drinking (IARD). Minimum legal age limits. 2020; Available from:
  2. Spear, L.P., Effects of adolescent alcohol consumption on the brain and behaviour. Nat Rev Neurosci, 2018. 19(4): p. 197-214.
  3. Spear, L.P., Adolescent alcohol exposure: Are there separable vulnerable periods within adolescence? Physiol Behav, 2015. 148: p. 122-30.
  4. Squeglia, L.M. and K.M. Gray, Alcohol and Drug Use and the Developing Brain. Curr Psychiatry Rep, 2016. 18(5): p. 46
  5. Lees, B., et al., Effect of alcohol use on the adolescent brain and behavior. Pharmacol Biochem Behav, 2020. 192: p. 172906.
  6. Bagley, S.M., S. Levy, and S.F. Schoenberger, Alcohol Use Disorders in Adolescents. Pediatr Clin North Am, 2019. 66(6): p. 1063-1074.
  7. Tapert, S.F., L. Caldwell, and C. Burke, Alcohol and the adolescent brain. Human studies. Alcohol Research and Health, 2004. 28(4): p. 205-212.
  8. Ning, K., et al., The association between early life mental health and alcohol use behaviours in adulthood: A systematic review. PLoS One, 2020. 15(2): p. e0228667
  9. Sanci, L., M. Webb, and J. Hocking, Risk-taking behaviour in adolescents. Aust J Gen Pract, 2018. 47(12): p. 829-834.
  10. Williams, J.F., R.S. Burton, and S.S. Warzinski, The role of the parent in adolescent substance use. Pediatric Annals, 2014. 43(10): p. E237-E241
  11. Ivaniushina, V., V. Titkova, and D. Alexandrov, Peer influence in adolescent drinking behaviour: a protocol for systematic review and meta-analysis of stochastic actor-based modeling studies. BMJ Open, 2019. 9: p. e028709.
  12. Griffin, K.W. and G.J. Botvin, Evidence-based interventions for preventing substance use disorders in adolescents. Child Adolesc Psychiatr Clin N Am, 2010. 19(3): p. 505-526.
  13. MacArthur, G.J., et al., Individual‐, family‐, and school‐level interventions targeting multiple risk behaviours in young people. Cochrane Database of Systematic Reviews, 2018. 2018(10): p. CD009927.
  14. MacArthur, G.J., et al., Peer-led interventions to prevent tobacco, alcohol and/or drug use among young people aged 11-21 years: a systematic review and meta-analysis. . Addiction, 2016. 111(3): p. 391-407.
  15. Anderson-Carpenter, K.D., et al., Reducing binge drinking in adolescents through implementation of the strategic prevention framework. American Journal of Community Psychology, 2016. 57: p. 36-4.
  16. Riesch, S.K., et al., Strengthening Families Program (10-14): effects on the family environment. Western Journal of Nursing Research, 2012. 34(3): p. 340-376.
  17. Kumpfer, K., Family-based interventions for the prevention of substance abuse and other impulse control disorders in girls. ISRN Addiction, 2014. 2014: p. 208789.
  18. United Nations Children's Fund (lUNICEF). Life skills. 2003; Available from: