Uống rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ tổng quát?

Mặc dù tác động của uống rượu bia là khác nhau với mỗi người trưởng thành, và đối với một số người tốt nhất là hoàn toàn không uống rượu bia, có một số sự thật bạn nên lưu ý.
Uống rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ tổng quát?
Uống rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ tổng quát?

Khi uống quá nhiều rượu bia, những hậu quả ngắn hạn không hề dễ chịu

Say xỉn sẽ làm suy giảm thời gian phản ứng và đánh giá của bạn, vốn có thể dẫn đến việc bạn hoặc một ai khác bị thương (1, 2). Quá nhiều rượu bia cũng có thể làm bạn thấy mệt mỏi ngay lúc đó hoặc trải qua dư chứng sau cơn say vào ngày hôm sau. Và nếu bạn uống quá đà, bạn còn có thể phải nhập viện vì ngộ độc cồn (3). Cách tốt nhất để hạn chế những hậu quả này là đảm bảo bạn không uống vượt quá mức được khuyến nghị trong những chỉ dẫn về tiêu thụ thức uống có cồn và hạn chế uống nếu bạn lái xe hoặc tham gia vào bất kỳ hành vi có nguy cơ nguy hiểm nào.

Uống rượu bia có thể có hại cho sức khoẻ của bạn và có nhiều tác động khác nhau lên các cơ quan trong cơ thể

a. Ảnh hưởng tiêu cực lên sức khoẻ khi uống quá nhiều rượu bia

Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người uống nhiều rượu bia một cách thường xuyên có nhiều khả năng mắc các loại bệnh theo thời gian, gồm có bệnh gan(4, 5), cao huyết áp (6,7) , bệnh tim mạch (8) , và nhiều loại bệnh ung thư (9-11) . Nghiên cứu cũng tìm thấy mối tương quan giữa uống rượu bia ở mức trung bình và nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ (11-13) .

Ảnh hưởng của việc uống rượu bia lên sức khoẻ của bạn liên quan đến nhiều yếu tố hơn là chỉ ở lượng cồn bạn uống - như tiền sử gia đình, di truyền và lối sinh hoạt. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là uống quá nhiều rượu bia sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên sức khoẻ của bạn, bất kể các yếu tố nói trên. Đồng thời, sức khoẻ tinh thần và cảm xúc của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng, không chỉ về thể chất. Nếu bạn có câu hỏi về việc uống rượu bia có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn như thế nào, tốt nhất là xin ý kiến tư vấn của một chuyên viên y tế chuyên nghiệp để được chỉ dẫn.

b. Ảnh hưởng của uống rượu bia lên các cơ quan trong cơ thể

Uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể bạn, nhưng ảnh hưởng này sẽ đáng kể hơn ở một số người (2) . Mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào lượng cồn bạn uống là bao nhiêu, sức khoẻ của bạn và cơ thể bạn xử lý cồn hiệu quả như thế nào.

Não bộ là mục tiêu chính của cồn khi bạn uống rượu bia (14). Sự giao tiếp, cả ở trong não lẫn giữa não với toàn bộ cơ thể, đều bị ảnh hưởng bởi lượng cồn tiêu thụ. Uống quá nhiều rượu bia có thể làm chậm thời gian phản ứng, ảnh hưởng đến sự phối hợp của các cơ quan và làm các giác quan của bạn kém tinh nhạy, khiến cho các tai nạn có khả năng xảy ra cao hơn. Rượu bia cũng làm chậm hệ thần kinh và năng lực xử lý thông tin lẫn phản ứng lại, như vậy sẽ khiến bạn gặp khó khăn hơn để suy nghĩ sáng suốt. Khả năng đánh giá của bạn cũng bị ảnh hưởng, làm cho bạn và những người xung quanh lâm vào những tình huống nguy hiểm.

Bạn uống nhiều như thế nào sẽ ảnh hưởng đến gan, đặc biệt là khi bạn uống quá chén (15-16). Gan là cơ quan chịu trách nhiệm phân giải cồn vả xử lý các chất độc hại được tạo ra khi uống rượu bia Vì gan chỉ xử lý được một thức uống trong một giờ, uống nhiều hơn mức này không chỉ đồng nghĩa với việc có thêm cồn tiến vào trong máu bạn và làm bạn say, mà những chất độc hại còn tích tụ lại trong gan. Cuối cùng, tất cả những chất độc này sẽ được phân giải theo thời gian và đào thải qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi vẫn còn ở trong cơ thể, chúng có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho gan (5, 15 , 16 , 30) . Những người uống nhiều rượu bia trong một thời gian dài có thể bị xơ gan.

Uống rượu bia ở mức trung bình có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ ở một số người (17). Tuy nhiên, đối với nhiều người khác, uống rượu bia ở mức trung bình có thể tiềm tàng hiểm hoạ. Đối với phụ nữ, hành vi này làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú (12). và có thể gây nguy hiểm cho thai nhi đối với những ai đang mang thai (18). Uống rượu bia ở mức trung bình là nguy hiểm cho những người chưa đủ tuổi uống rượu bia hợp pháp (19-20). Nếu bạn là một người uống nhiều rượu bia hay bạn uống nhiều rượu bia trong một thời gian ngắn, bạn có thể đang đặt sức khoẻ của mình vào nguy hiểm và làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Bất kể bạn là ai, uống nhiều rượu bia gây nguy hiểm cho tất cả mọi người.

Nếu bạn lo ngại về việc uống rượu bia có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng quát hay một cơ quan nhất định trong cơ thể bạn, cách tiếp cận tốt nhất là xin ý kiến tư vấn của một chuyên viên y tế chuyên nghiệp. Cùng với nhau, bạn có thể xác định được mức độ nguy cơ của mình và các hành động cần làm. Để giúp mọi người đưa ra những quyết định có hiểu biết, các cơ quan y tế ở nhiều nước đã xây dựng chỉ dẫn về tiêu thụ thức uống có cồn và tác động của nó lên sức khoẻĐể giảm thiểu nguy cơ tiềm tàng, tốt nhất vẫn là uống theo giới hạn đã được khuyến nghị.

Y tá kiểm tra mạch máu của bệnh nhân nữ
Y tá kiểm tra mạch máu của bệnh nhân nữ

Lợi ích tiềm năng của uống rượu bia vừa phải

Nghiên cứu y tế đã cho thấy một số người uống rượu bia vừa phải có thể giảm được nguy cơ mắc một số tình trạng tim mạch so với những người không uống hoặc uống nhiều rượu bia. Những tình trạng này bao gồm bệnh tim mạch (17, 21) và tiểu đường Loại 2 (22, 23), và cải thiện trí nhớ cùng hoạt động của não bộ đối với một số người lớn tuổi có nguy cơ sa sút trí tuệ(24, 26). Những bằng chứng này chỉ ra một số lợi ích tiềm năng được áp dụng chủ yếu cho những đối tượng trung niên và lớn tuổi hơn. Trong khi nguy cơ giảm xuống được tìm thấy ở cả hai giới, tác động cụ thể có phần khác nhau.

Nghiên cứu thực hiện qua nhiều năm và ở nhiều quốc gia đã cho thấy những người uống rượu bia vừa phải cũng có thể có ít nguy cơ tử vong vì các loại bệnh và chấn thương (27, 29). Nguy cơ trung bình này còn được gọi là 'tử vong do mọi nguyên nhân'. Nói cách khác, trung bình, những người uống rượu bia ít hay vừa phải có tỉ lệ tử vong vì mọi nguyên nhân tiềm năng thấp hơn những người hoàn toàn không uống hay uống quá nhiều. Người ta càng uống nhiều, càng có nhiều các nguy cơ xuất hiện.

Mối liên hệ về nguy cơ này được miêu tả bởi một đường cong nhìn giống chữ cái 'J' và thường được gọi là 'đường J'. Trong khi một số nghiên cứu gần đây phản bác những kết quả này (30), những nghiên cứu mới tiếp tục ủng hộ mối liên hệ này (27, 29, 31 , 32). Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu này về tử vong do mọi nguyên nhân, bất kể kết quả là gì, đều mang tính quan sát và có giới hạn của chúng. Lĩnh vực khoa học này còn tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, cần lưu ý một điều rất quan trọng là, khái niệm 'tử vong do mọi nguyên nhân' và sự giảm sút nguy cơ được xem xét trung bình trên dân số toàn cầu. Nguy cơ tử vong, bất kể nguyên nhân là gì, lại khác biệt đối với từng cá nhân và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nguy cơ, sẽ được đề cập đến trong các mục khác.

Nếu hiện tại bạn không uống rượu bia, bạn không nên bắt đầu làm như vậy vì lý do sức khoẻ. Tác động của rượu bia là khác nhau với mỗi người và các nguy cơ cũng không giống nhau. Để giảm thiểu nguy cơ của bạn, tốt nhất là nên tuân thủ theo những chỉ dẫn chính thức. Khuyến nghị của Viên chức Y tế trưởng tại Anh cho cả hai giới là không vượt quá 14 đơn vị cồn trong một tuần (33 , 34).

References
  1. Sullivan, E.V., R.A. Harris, and A. Pfefferbaum, Alcohol's effects on brain and behavior. Alcohol Res Health, 2010. 33(1-2): p. 127-43.
  2. National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism (NIAAA). Alcohol's Effects on the Body. 2020; Available from:
  3. Jung, Y.C. and K. Namkoong, Alcohol: intoxication and poisoning - diagnosis and treatment. Handb Clin Neurol, 2014. 125: p. 115-21.
  4. Seitz, H.K., et al., Alcoholic liver disease. Nat Rev Dis Primers, 2018. 4(1): p. 16.
  5. Roerecke, M., et al., Alcohol Consumption and Risk of Liver Cirrhosis: A Systematic Review and Meta-Analysis. Am J Gastroenterol, 2019. 114(10): p. 1574-1586.
  6. Hillbom, M., P. Saloheimo, and S. Juvela, Alcohol consumption, blood pressure, and the risk of stroke. Curr Hypertens Rep, 2011. 13(3): p. 208-13.
  7. Puddey, I.B. and L.J. Beilin, Alcohol is bad for blood pressure. Clin Exp Pharmacol Physiol, 2006. 33(9): p. 847-52.
  8. Gardner, J.D. and A.J. Mouton, Alcohol effects on cardiac function. Compr Physiol, 2015. 5(2): p. 791-802.
  9. International Agency for Research on Cancer (IARC), Alcohol Consumption and Ethyl Carbamate, in IARC Monographs on the Identification of Carcinogenic Hazards to Humans. 2010, IARC: Lyon.
  10. National Cancer Institute (NCI). Risk factors for cancer. 2015; Available from:
  11. World Cancer Research Fund International (WCRFI), Diet, Nutrition, Physical Activity and Cancer: a Global Perspective. 2018, WCRFI: London.
  12. Bagnardi, V., et al., Alcohol consumption and site-specific cancer risk: a comprehensive dose-response meta-analysis. Br J Cancer, 2015. 112(3): p. 580-93.
  13. Tamimi, R.M., et al., Population Attributable Risk of Modifiable and Nonmodifiable Breast Cancer Risk Factors in Postmenopausal Breast Cancer. Am J Epidemiol, 2016. 184(12): p. 884-893.
  14. Abrahao, K.P., A.G. Salinas, and D.M. Lovinger, Alcohol and the Brain: Neuronal Molecular Targets, Synapses, and Circuits. Neuron, 2017. 96(6): p. 1223-1238.
  15. Rocco, A., et al., Alcoholic disease: liver and beyond. World J Gastroenterol, 2014. 20(40): p. 14652-9.
  16. Cederbaum, A.I., Alcohol metabolism. Clin Liver Dis, 2012. 16(4): p. 667-85.
  17. Ronksley, P.E., et al., Association of alcohol consumption with selected cardiovascular disease outcomes: a systematic review and meta-analysis. Bmj, 2011. 342: p. d671.
  18. Caputo, C., E. Wood, and L. Jabbour, Impact of fetal alcohol exposure on body systems: A systematic review. Birth Defects Res C Embryo Today, 2016. 108(2): p. 174-80.
  19. Lees, B., et al., Effect of alcohol use on the adolescent brain and behavior. Pharmacol Biochem Behav, 2020. 192: p. 172906.
  20. Spear, L.P., Effects of adolescent alcohol consumption on the brain and behaviour. Nat Rev Neurosci, 2018. 19(4): p. 197-214.
  21. Kannel, W.B. and R.C. Ellison, Alcohol and coronary heart disease: the evidence for a protective effect. Clin Chim Acta, 1996. 246(1-2): p. 59-76.
  22. Li, X.H., et al., Association between alcohol consumption and the risk of incident type 2 diabetes: a systematic review and dose-response meta-analysis. Am J Clin Nutr, 2016. 103(3): p. 818-29.
  23. Neuenschwander, M., et al., Role of diet in type 2 diabetes incidence: umbrella review of meta-analyses of prospective observational studies. Bmj, 2019. 366: p. l2368.
  24. Sinforiani, E., et al., The effects of alcohol on cognition in the elderly: from protection to neurodegeneration. Funct Neurol, 2011. 26(2): p. 103-6.
  25. Brust, J.C., Ethanol and cognition: indirect effects, neurotoxicity and neuroprotection: a review. Int J Environ Res Public Health, 2010. 7(4): p. 1540-57.
  26. Rehm, J., et al., Alcohol use and dementia: a systematic scoping review. Alzheimers Res Ther, 2019. 11(1): p. 1.
  27. Colpani, V., et al., Lifestyle factors, cardiovascular disease and all-cause mortality in middle-aged and elderly women: a systematic review and meta-analysis. Eur J Epidemiol, 2018. 33(9): p. 831-845.
  28. Di Castelnuovo, A., et al., Alcohol dosing and total mortality in men and women: an updated meta-analysis of 34 prospective studies. Arch Intern Med, 2006. 166(22): p. 2437-45.
  29. Xuan, Z., Consuming 100 g/week or less of alcohol was associated with the lowest risk of all-cause mortality. BMJ Evid Based Med, 2019. 24(3): p. 117-118.
  30. Stockwell, T., et al., Do "Moderate" Drinkers Have Reduced Mortality Risk? A Systematic Review and Meta-Analysis of Alcohol Consumption and All-Cause Mortality. J Stud Alcohol Drugs, 2016. 77(2): p. 185-98.
  31. Li, Y., et al., Impact of Healthy Lifestyle Factors on Life Expectancies in the US Population. Circulation, 2018. 138(4): p. 345-355.
  32. Wood, A.M., et al., Risk thresholds for alcohol consumption: combined analysis of individual-participant data for 599 912 current drinkers in 83 prospective studies. Lancet, 2018. 391(10129): p. 1513-1523.
  33. U.K. Government, UK Chief Medical Officers' Low Risk Drinking Guidelines. 2016, UK Government: London.
  34. U.K. National Health Service (NHS). Alcohol units. 2018; Available from: