Uống rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến não, gan và tim?

Uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơp thể bạn (1), nhưng mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sau đây là những gì bạn cần biết.
Uống rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến não, gan và tim?
Uống rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến não, gan và tim?
Hình minh hoạ đầu người với phần não lộ ra
Hình minh hoạ đầu người với phần não lộ ra

Cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng là não

Không một ai trải nghiệm ảnh hưởng của rượu bia như nhau, nhưng bạn sẽ thường cảm nhận được tác động của rượu bia lên não bộ trong vòng vài phút. Khi ethanol vào não, ethanol sẽ phản ứng với các chất hoá học và đường dẫn thần kinh quyết định cảm xúc và tâm trạng của bạn, cách bạn phản ứng với đau đớn và khoái cảm, và điều khiển sự phối hợp cơ thể, chuyển động, lẫn hơi thở của bạn (2).

Rượu bia có thể làm bạn ít thận trọng và trở nên thư giãn hơn khi bạn uống có chừng mực. Tuy nhiên, bạn càng uống nhiều, cồn lại càng hoạt động như một loại thuốc an thần. Nếu bạn uống rất nhiều trong một thời gian ngắn, bạn có thể ngất xỉu. Những người say trầm trọng có thể bị hôn mê và ngừng thở (3). Tất cả những phản ứng này đều liên quan đến nhiều vùng trong não bạn.

Nghiên cứu đã cho thấy lạm dụng rượu bia trong một thời gian dài có thể làm thay đổi cấu trúc não bộ (4). Không như một số cơ quan khác, não bộ không tái phát triển, nên mọi thương tổn đều không thể phục hồi. Đây cũng là một lý do tại sao uống rượu bia khi còn nhỏ tuổi lại nguy hiểm. Vì não bộ của trẻ vị thành niên vẫn đang phát triển, uống rượu bia có thể làm rối loạn quá trình các liên kết não bộ hình thành, đặc biệt là với những liên kết về học hỏi và trí nhớ (5, 6).

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra đối với nhiều người lớn tuổi, uống rượu bia chừng mực có thể có tác động tích cực lên quá trình hoạt động của não bộ. Uống rượu bia ít và chừng mực có thể cải thiện trí nhớ và nhận thức, lẫn hỗ trợ trong quá trình suy giảm trí tuệ thường gặp phải khi có tuổi (7-9).

Tuy nhiên, những tác động nói trên không áp dụng với tất cả mọi người và bạn không nên bắt đầu uống rượu bia vì lý do sức khoẻ. Chỉ một chuyên viên y tế chuyên nghiệp mới có thể đưa ra lời khuyên cho bạn bằng cách xem xét hành vi tiêu thụ thức uống có cồn, sức khoẻ cùng lối sống của bạn. Những người lớn tuổi hơn có thể cần đến những lời khuyên chuyên biệt về việc uống rượu bia có thể ảnh hưởng như thế nào đến não bộ của họ.

Hình minh hoạ thân trên của người với gan và dạ dày lộ ra
Hình minh hoạ thân trên của người với gan và dạ dày lộ ra

Gan là nơi chịu trách nhiệm dọn dẹp, xử lý cồn trong cơ thể bạn

Hầu hết lượng cồn bạn tiêu thụ được gan phân giải trong một quá trình hai bướcEthanol trong thức uống có cồn được chuyển hoá thành một hợp chất gọi là acetaldehyde. Vì acetaldehyde có hại cho cơ thể, nó nhanh chóng được phân giải lần nữa và loại trừ qua nước tiểu.

Lượng rượu bia bạn uống sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan của bạn (11 , 12). Các enzym trong gan có thể xử lý ước chừng một thức uống trong mỗi tiếng đồng hồ, nên uống nhiều hơn và với một tốc độ nhanh hơn nghĩa là acetaldehyde tích tụ lại, gây ra nhiều tổn thương. Những người uống nhiều rượu bia trong một thời gian dài có thể mắc xơ gan, khi các mô sẹo hình thành trong gan và gan ngừng hoạt động bình thường.

Ảnh hưởng của rượu bia lên gan của bạn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (12). Những nghiên cứu đã chỉ ra béo phì và uống nhiều loại thuốc có thể làm tổn thương gan, làm gan dễ chịu ảnh hưởng của acetaldehyde hơn. Nếu bạn lo ngại về tác động của việc uống rượu bia lên gan của mình, hay uống rượu bia có thể phản ứng với các loại thuốc khác, xin tư vấn từ chuyên viên y tế chuyên nghiệp là việc làm đúng đắn nhất để có những lời khuyên chuẩn xác và thích hợp dành cho bạn.

Hình minh hoạ thân trên của người với tim lộ ra
Hình minh hoạ thân trên của người với tim lộ ra

Hình minh hoạ thân trên của người với tim lộ ra

Uống nhiều rượu bia không tốt cho tim. Trong thời gian ngắn, những người uống quá nhiều rượu bia có thể có nhịp tim không đều (13, 14) và huyết áp tăng (15) – trong khi trong thời gian dài, uống nhiều rượu bia có thể dẫn đến những tổn thương kéo dài hơn cho tim và có thể đe doạ tính mạng (16). Những người mắc các tình trạng nhất định về tim mạch có thể được khuyến cáo để hoàn toàn không uống rượu bia.

Tuy nhiên, nghiên cứu qua nhiều thập niên ủng hộ kết luận rằng đối với một số người ở độ tuổi trung niên và lớn tuổi hơn, uống một chút thức uống có cồn có thể có lợi cho tim (17-19). So sánh với những người không uống, những người uống ít và chừng mực trong những nhóm tuổi này có lượng cholesterol thấp hơn và ít tích tụ trong vành mạch hơn (20), làm giảm đi nguy cơ tim mạch và đột quỵ. Nhưng, cũng như với bất kỳ tác động nào khác của rượu bia, điều này không áp dụng với tất cả mọi người. Những yếu tố khác đóng vai trò quan trọng, bao gồm độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khoẻ tổng quát. Kể cả một lượng rất nhỏ thức uống có cồn cũng có thể nguy hiểm đối với một số người - ví dụ như những ai đang sử dụng một vài loại thuốc đặc biệt.

Những năm gần đây, một số nhà khoa học đã đặt câu hỏi về lợi ích của việc uống rượu bia chừng mực với sức khoẻ tim mạch ở người trưởng thành lớn tuổi - đưa ra nghi vấn về những hạn chế có thể trong các nghiên cứu (21-23). Có một điểm các nhà khoa học luôn đồng tình là tác động của việc uống rượu bia quá nhiều lên tim. Uống quá nhiều rượu bia trong một thời gian dài và uống liên tục trong một thời gian ngắn có thể làm bạn gặp nguy hiểm và gia tăng nguy cơ hình thành các bệnh tim mạch (18).Vì những tác động của việc uống rượu bia là khác nhau đối với từng người, xin ý kiến tư vấn của một chuyên viên y tế chuyên nghiệp là rất quan trọng nếu bạn có thắc mắc về hành vi uống rượu bia của bạn và tác động của việc này lên tim mạch.

References
  1. National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism (NIAAA). Alcohol's Effects on the Body. 2020; Available from:
  2. Abrahao, K.P., A.G. Salinas, and D.M. Lovinger, Alcohol and the Brain: Neuronal Molecular Targets, Synapses, and Circuits. Neuron, 2017. 96(6): p. 1223-1238.
  3. National Health Service (NHS). Alcohol poisoning. 2019; Available from:
  4. Sullivan, E.V., R.A. Harris, and A. Pfefferbaum, Alcohol's effects on brain and behavior. Alcohol Res Health, 2010. 33(1-2): p. 127-43.
  5. Spear, L.P., Effects of adolescent alcohol consumption on the brain and behaviour. Nat Rev Neurosci, 2018. 19(4): p. 197-214.
  6. Squeglia, L.M. and K.M. Gray, Alcohol and Drug Use and the Developing Brain. Curr Psychiatry Rep, 2016. 18(5): p. 46
  7. Sinforiani, E., et al., The effects of alcohol on cognition in the elderly: from protection to neurodegeneration. Funct Neurol, 2011. 26(2): p. 103-6.
  8. Rehm, J., et al., Alcohol use and dementia: a systematic scoping review. Alzheimers Res Ther, 2019. 11(1): p. 1
  9. Brust, J.C., Ethanol and cognition: indirect effects, neurotoxicity and neuroprotection: a review. Int J Environ Res Public Health, 2010. 7(4): p. 1540-57.
  10. Cederbaum, A.I., Alcohol metabolism. Clin Liver Dis, 2012. 16(4): p. 667-85.
  11. Rocco, A., et al., Alcoholic disease: liver and beyond. World J Gastroenterol, 2014. 20(40): p. 14652-9.
  12. Roerecke, M., et al., Alcohol Consumption and Risk of Liver Cirrhosis: A Systematic Review and Meta-Analysis. Am J Gastroenterol, 2019. 114(10): p. 1574-1586.
  13. Gallagher, C., et al., Alcohol and incident atrial fibrillation - A systematic review and meta-analysis. Int J Cardiol, 2017. 246: p. 46-52.
  14. Mostofsky, E., et al., Alcohol and Immediate Risk of Cardiovascular Events: A Systematic Review and Dose-Response Meta-Analysis. Circulation, 2016. 133(10): p. 979-87.
  15. Hillbom, M., P. Saloheimo, and S. Juvela, Alcohol consumption, blood pressure, and the risk of stroke. Curr Hypertens Rep, 2011. 13(3): p. 208-13.
  16. Piano, M.R., Alcohol's Effects on the Cardiovascular System. Alcohol Res, 2017. 38(2): p. 219-241.
  17. Ronksley, P.E., et al., Association of alcohol consumption with selected cardiovascular disease outcomes: a systematic review and meta-analysis. Bmj, 2011. 342: p. d671.
  18. Gardner, J.D. and A.J. Mouton, Alcohol effects on cardiac function. Compr Physiol, 2015. 5(2): p. 791-802.
  19. Kannel, W.B. and R.C. Ellison, Alcohol and coronary heart disease: the evidence for a protective effect. Clin Chim Acta, 1996. 246(1-2): p. 59-76.
  20. Cauley, J.A., et al., Studies on the association between alcohol and high density lipoprotein cholesterol: possible benefits and risks. Adv Alcohol Subst Abuse, 1987. 6(3): p. 53-67.
  21. Goel, S., A. Sharma, and A. Garg, Effect of Alcohol Consumption on Cardiovascular Health. Curr Cardiol Rep, 2018. 20(4): p. 19.
  22. Naimi, T.S., et al., Selection biases in observational studies affect associations between 'moderate' alcohol consumption and mortality. Addiction, 2017. 112(2): p. 207-214.
  23. Stockwell, T., et al., Do "Moderate" Drinkers Have Reduced Mortality Risk? A Systematic Review and Meta-Analysis of Alcohol Consumption and All-Cause Mortality. J Stud Alcohol Drugs, 2016. 77(2): p. 185-98.