Uống rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến thể trạng của bạn? Tuỳ thuộc vào bạn là ai.

Tại sao một số người rất nhanh say, trong khi một số khác có 'tửu lượng' cao? Và tại sao một số người tuyệt đối không nên uống rượu bia? Đây là một số yếu tố quyết định việc uống rượu bia có thể ảnh hưởng đến mỗi người khác nhau như thế nào.

Nam giới và nữ giới xử lý rượu bia khác nhau

Hình minh hoạ bóng 1 người nam & 1 người nữ, đứng cạnh nhau, chỉ thấy đầu và vai của họ
Hình minh hoạ bóng 1 người nam & 1 người nữ, đứng cạnh nhau, chỉ thấy đầu và vai của họ

Phụ nữ nói chung thường nhỏ nhắn hơn đàn ông và cơ thể của họ chứa nhiều mỡ, nhưng ít nước hơn. Điều này có nghĩa là mỗi thức uống có cồn phụ nữ tiêu thụ sẽ có nồng độ cao hơn trong cơ thể của cô ấy so với cùng một lượng trong cơ thể đàn ông, và cô ấy sẽ cảm nhận được ảnh hưởng của rượu bia nhanh hơn (1, 2)..

Cơ thể phụ nữ cũng phân giải cồn với một tốc độ chậm hơn so với cơ thể nam giới. Mất nhiều thời gian hơn để cồn phân giải. Những khác biệt này tác động lên những ảnh hưởng của uống rượu bia lên sức khoẻ của hai giới (3, 4).. Những người chuyển giới và những người đang thực hiện quá trình chuyển giới nên gặp bác sĩ để được tư vấn về những tác động có thể xảy đến của rượu bia lên cơ thể họ.

Cơ thể bạn xử lý cồn như thế nào phụ thuộc vào độ tuổi

Khoa học từ lâu đã kết luận trẻ em và trẻ vị thành niên xử lý rượu khác biệt so với người trưởng thành vì cơ thể của các em vẫn đang phát triển. Vì vậy, uống rượu bia khi còn nhỏ tuổi có thể dẫn đến những tác động nguy hại về sau (5, 6). Hầu hết các quốc gia đều có luật để áp dụng giới hạn tuổi, và dưới mức tuổi cho phép này việc tiêu thụ rượu bia là bị cấm, đồng thời trẻ em chưa đủ tuổi không nên uống rượu bia (7).

Tuy nhiên tuổi tác cũng quyết định người cao tuổi xử lý rượu bia như thế nào (8). Uống rượu bia có những ảnh hưởng khác lên người cao tuổi so với người trẻ tuổi và trung niên. Khi chúng ta lão hoá, cơ thể chúng ta mất đi một số khả năng phân giải cồn (9). Cồn có thể tồn đọng trong cơ thể chúng ta lâu hơn và vì vậy chúng ta có thể trải nghiệm những tác động của rượu bia theo một cách khác.

Khi chúng ta lão hoá, chúng ta cũng có nhiều khả năng gặp các rắc rối về sức khoẻ hơn so với những người trẻ tuổi, và một số vấn đề có thể trở nên trầm trọng hơn vì uống rượu bia. Chúng ta cũng có khả năng sử dụng một số loại thuốc có thể phản ứng với cồn (10). Đón nhận sự tư vấn từ những chuyên viên y tế chuyên nghiệp về hành vi uống rượu bia lẫn tác động của rượu bia lên cơ thể là điều luôn được khuyên làm, đặc biệt khi chúng ta già đi.

Kích thước cơ thể và cân nặng của bạn cũng có ảnh hưởng

Nhìn chung những người to lớn hơn thường mất nhiều thời gian hơn để cảm nhận ảnh hưởng của việc uống rượu bia so với những người có cơ thể nhỏ nhắn hơn. Kích thước cơ thể và cân nặng có ảnh hưởng đến tốc độ xử lý cồn nhanh hay chậm (11). Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến việc bạn cảm nhận được hiệu ứng say của rượu bia có nhanh hay không.

Tuy nhiên, mặc cho những khác biệt nêu trên, tất cả mọi người - dù to lớn hay nhỏ nhắn, gầy ốm hay thừa cân - đều chịu ảnh hưởng của rượu bia và sự nguy hại của hành vi quá chén.

Trải nghiệm uống rượu bia của bạn như thế nào phụ thuộc vào sức khoẻ tổng quát

Hình minh hoạ trái tim với một bánh răng và nhịp tim để thể hiện sức sống
Hình minh hoạ trái tim với một bánh răng và nhịp tim để thể hiện sức sống

Bạn cảm thấy như thế nào sau khi uống rượu bia có thể phụ thuộc vào việc bạn khoẻ mạnh hay đang bị ốm và việc bạn có đang sử dụng thuốc hay không, cũng như loại thuốc nào. Những người đang mắc một số loại bệnh hay ở trong tình trạng sức khoẻ nhất định có thể được khuyến nghị nên giảm bớt lượng rượu bia tiêu thụ, hoặc hoàn toàn không uống rượu bia nữa (12-15). Nếu bạn đang điều trị bệnh, bạn nên được chuyên viên y tế chuyên nghiệp tư vấn về việc có được uống thức uống có cồn không.

Các loại thuốc thường có những cảnh báo quan trọng đưa ra khuyến nghị không nên uống rượu bia, vì có thể xảy ra những phản ứng tác động lên cảm xúc, tâm trí của bạn, lẫn tác dụng của thuốc (10).

Đặc tính di truyền bạn thừa hưởng đóng vai trò trong việc rượu bia ảnh hưởng đến bạn như thế nào

Hình minh hoạ của chuỗi gien xoắn kép
Hình minh hoạ của chuỗi gien xoắn kép

Một số người không thể xử lý rượu bia hiệu quả vì sự khác biệt về di truyền tác động đến việc cồn bị phân giải trong cơ thể họ (16, 17).Sự khác biệt mang tính di truyền này phổ biến nhất đối với người có tổ tiên từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hơn so với các nhóm người khác (18). Kể cả khi họ khoẻ mạnh, những người không có khả năng xử lý rượu bia trong cơ thể có thể bị đỏ mặt khi uống rượu bia, và cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt dù chỉ uống một lượng nhỏ thức uống có cồn.

Tiền sử của gia đình và di truyền học cũng là một phần trong lý do một số người mắc hội chứng Rối Loạn Sử Dụng Rượu Bia (AUD) hay 'nghiện rượu' (16, 19). Tình trạng này có thể di truyền qua nhiều thế hệ trong một vài gia đình (20, 21). Những người mắc phải những vấn đề về rượu bia hay không thể ngưng uống rượu nên được chuyên viên y tế chuyên nghiệp tư vấn cho lời khuyên và có thể cần được điều trị.

Sử dụng chất kích thích làm biến đổi trải nghiệm uống rượu bia của bạn

Cồn tác động lên não bộ và hệ thần kinh, nơi cồn tạo ra nhiều hiệu ứng. Bản chất tự nhiên và phạm vi của những hiệu ứng này phụ thuộc vào lượng thức uống có cồn bạn tiêu thụ, cũng như tuổi tác, giới tính và nhiều yếu tố khác được đề cập đến trong mục này.

Các chất kích thích như cần sa, chất gây nghiện opiat, ma tuý và những chất khác, dù hợp pháp hay bị cấm bởi pháp luật, đều có tác động lên não bộ (22, 23). Chúng có thể phản ứng với cồn, hiệu ứng kết hợp có thể rất mạnh và khó lường (24). Kết hợp chất kích thích và rượu bia có thể nguy hiểm và có khả năng gây tử vong, phụ thuộc vào lượng rượu bia bạn tiêu thụ và loại chất kích thích bạn sử dụng. Không nên kết hợp rượu bia với các loại thuốc được chỉ định mà không có sự tư vấn của chuyên viên y tế chuyên nghiệp. Hiển nhiên, bạn không bao giờ nên dùng các loại chất kích thích bị cấm, đặc biệt là sử dụng chúng chung với rượu bia.

Ăn và uống ảnh hưởng đến quá trình cơ thể bạn xử lý rượu bia

Lý do cho sự ảnh hưởng này rất đơn giản. Ăn làm giảm tốc độ cồn ngấm vào máu, cũng như tốc độ bản cảm nhận được hiệu ứng của rượu bia (11). Uống đủ nước, bằng cách uống các loại nước không chứa cồn và nước lọc, giúp cơ thể bạn xử lý cồn và đẩy cồn ra khỏi cơ thể sau khi cồn bị phân giải. Ăn khi uống rượu bia và luân phiên uống rượu bia với các loại thức uống khác luôn là một việc nên làm.

Tuy nhiên ăn và uống các loại nước khác không ngăn chặn việc bạn bị say xỉn hay làm giảm bớt tác động của việc uống quá chén lên cơ thể bạn.

References
  1. Harvard Health Publishing. Alcohol's effects on the body. 2014; Available from:
  2. Thomasson, H.R., Gender differences in alcohol metabolism. Physiological responses to ethanol. Recent Dev Alcohol, 1995. 12: p. 163-79.
  3. Erol, A. and V.M. Karpyak, Sex and gender-related differences in alcohol use and its consequences: Contemporary knowledge and future research considerations. Drug Alcohol Depend, 2015. 156: p. 1-13.
  4. National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism (NIAAA). Women and alcohol. 2019; Available from:
  5. Spear, L.P., Effects of adolescent alcohol consumption on the brain and behaviour. Nat Rev Neurosci, 2018. 19(4): p. 197-214.
  6. Lees, B., et al., Effect of alcohol use on the adolescent brain and behavior. Pharmacol Biochem Behav, 2020. 192: p. 172906.
  7. International Alliance for Responsible Drinking (IARD). Minimum legal age limits. 2020; Available from:
  8. National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism (NIAAA). Older adults. 2020; Available from:
  9. Meier, P. and H.K. Seitz, Age, alcohol metabolism and liver diseases. Current Opinions in Clinical Nutrition and Metabolic Care, 2008. 11: p. 21026.
  10. National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism (NIAAA). Harmful interactions: mixing alcohol with medicines. 2014; Available from:
  11. Cederbaum, A.I., Alcohol metabolism. Clin Liver Dis, 2012. 16(4): p. 667-85.
  12. Puddey, I.B. and L.J. Beilin, Alcohol is bad for blood pressure. Clin Exp Pharmacol Physiol, 2006. 33(9): p. 847-52.
  13. Mental Health Foundation. Alcohol and mental health. 2020; Available from:
  14. Engler, P.A., S.E. Ramsey, and R.J. Smith, Alcohol use of diabetes patients: the need for assessment and intervention. Acta Diabetol, 2013. 50(2): p. 93-9.
  15. British Heart Foundation (BHF). Heart conditions and alcohol. 2020; Available from:
  16. Edenberg, H.J., The genetics of alcohol metabolism: role of alcohol dehydrogenase and aldehyde dehydrogenase variants. Alcohol Res Health, 2007. 30(1): p. 5-13.
  17. Iwahashi, K. and H. Suwaki, Ethanol metabolism, toxicity and genetic polymorphism. Addict Biol, 1998. 3(3): p. 249-59.
  18. Edenberg, H.J., J. Gelernter, and A. Agrawal, Genetics of Alcoholism. Curr Psychiatry Rep, 2019. 21(4): p. 26.
  19. Cservenka, A., Neurobiological phenotypes associated with a family history of alcoholism. Drug Alcohol Depend, 2016. 158: p. 8-21.
  20. Sanchez-Roige, S., A.A. Palmer, and T.K. Clarke, Recent Efforts to Dissect the Genetic Basis of Alcohol Use and Abuse. Biol Psychiatry, 2020. 87(7): p. 609-618.
  21. Volkow, N.D. and M. Morales, The Brain on Drugs: From Reward to Addiction. Cell, 2015. 162(4): p. 712-25.
  22. Koob, G.F. and N.D. Volkow, Neurobiology of addiction: a neurocircuitry analysis. Lancet Psychiatry, 2016. 3(8): p. 760-773.
  23. Singh, A.K., Alcohol Interaction with Cocaine, Methamphetamine, Opioids, Nicotine, Cannabis, and gamma-Hydroxybutyric Acid. Biomedicines, 2019. 7(1).