Có tồn tại mối liên hệ giữa việc uống rượu bia và bệnh ung thư không?

Đây là cách mà uống rượu bia có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bạn mắc bệnh ung thư.
Có tồn tại mối liên hệ giữa việc uống rượu bia và bệnh ung thư không?
Có tồn tại mối liên hệ giữa việc uống rượu bia và bệnh ung thư không?

Ung thư là một căn bệnh phức tạp với nhiều nguyên nhân và tác động (1). Uống thức uống có cồn, dù là bia, rượu vang hay rượu chưng cất, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng. Rất nhiều nguy cơ gây ung thư là không thể thay đổi; chúng bao gồm di truyền và tiền sử gia đình, tuổi tác và kích thước cơ thể, cũng như những yếu tố môi trường như bức xạ hay nhiễm trùng (2).

Yếu tố sinh hoạt cũng đóng một vai trò quan trọng và có thể được điều chỉnh để giảm bớt nguy cơ (2). Hút thuốc là sự tác động đáng kể nhất trong yếu tố sinh hoạt đối với đa số các loại bệnh ung thư (3). Cách bạn uống rượu bia và lượng rượu bia bạn uống cũng có thể tác động đến nguy cơ ung thư (4).

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy uống nhiều hay lạm dụng rượu bia là một yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm miệng, cổ họng và thanh quản, hay ung thư tiêu hoá trên (5, 6, 7). Điều này đặc biệt chính xác với những người cũng hút thuốc lá hay sử dụng những sản phẩm thuốc lá (7, 8, 9). Nguy cơ hình thành các bệnh ung thư nói trên là như nhau ở cả nam giới lẫn nữ giới, bất kể họ uống bia, rượu vang hay rượu (4, 7).

  • Những người uống nhiều rượu bia hay lạm dụng rượu bia cũng có nguy cơ bị ung thư gan cao hơn (5, 10). Xơ gan, kết quả của việc uống nhiều rượu bia trong một thời gian dài, đã được đề cập đến trong quá trình bệnh ung thư gan phát triển. Một số yếu tố nguy cơ độc lập khác bao gồm hút thuốc lá (11) và béo phì (12, 13), cũng như nhiễm viêm gan B (10).
  • Uống nhiều rượu bia hay lạm dụng rượu bia cũng làm gia tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng (4, 5, 14). Một số nghiên cứu đã báo cáo sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng trong những người uống rượu bia ở mức trung bình (15, 16), đặc biệt là với nam giới (17).
  • Nghiên cứu cũng tìm thấy nguy cơ mắc ung thư vú gia tăng ở phụ nữ kể cả khi họ uống rượu bia ở mức trung bình (5). Khi so sánh với những người phụ nữ không uống rượu, nguy cơ tương đối mắc ung thư vú tăng lên khi phụ nữ uống càng nhiều rượu bia. Nhưng để khẳng định sự gia tăng thực sự, cũng rất quan trọng khi tìm hiểu xem nguy cơ tuyệt đối của việc hình thành ung thư vú là gì.
  • Ví dụ, tại Anh, 116 phụ nữ trên tổng số 1000 phụ nữ có nhiều khả năng mắc ung thư vú khi được chẩn đoán. Điều này nghĩa là một người phụ nữ Anh có nguy cơ chẩn đoán mắc ung thư vú ở mức 11.6%.

Khi so sánh với những người không hề uống rượu bia:

  • Uống đến 12.5 gram cồn một ngày - hay như đơn vị cồn chuẩn ở Anh là 8g ethanol, tương ứng với chỉ 1.5 lần đơn vị cồn chuẩn của Anh - làm gia tăng nguy cơ tương đối mắc ung thư vú ở phụ nữ lên 4%. Điều này nghĩa là ở mức độ tiêu thụ này, nguy cơ tuyệt đối tăng từ 11.6% lên 12.1%.
  • Uống trong khoảng 12.5 và 50 gram cồn một ngày, hay chỉ trong khoảng nhiều hơn từ 1.5 đến 6 lần đơn vị cồn chuẩn của Anh, làm gia tăng nguy cơ tương đối mắc ung thư vú ở phụ nữ lên 23%. Do đó, ở mức độ tiêu thụ này, nguy cơ tuyệt đối tăng từ 11.6% lên 14.3%.
  • Uống hơn 50 gram cồn một ngày, hay nhiều hơn từ 3.5 lần đơn vị cồn chuẩn của Anh, làm gia tăng nguy cơ tương đối mắc ung thư vú ở phụ nữ lên 61%. Ở mức độ tiêu thụ này, nguy cơ tuyệt đối tăng từ 11.6% lên 18.7%.Nguồn: (5)

Mối liên hệ giữa uống rượu bia và ung thư vú phụ thuộc vào lượng cồn phụ nữ tiêu thụ là bao nhiêu, và sẽ gia tăng khi uống nhiều và uống liên tục. Nguy cơ ung thư vú cũng ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, bao gồm người phụ nữ có thừa cân hay không, tiền sử sinh nở, có hút thuốc hay không và có ca mắc ung thư vú trong gia đình ruột thịt hay không (2, 18, 19).

Các yếu tố nguy cơ của ung thư có thể phản ứng với nhau và quá trình này diễn ra như thế nào lại khác biệt với từng người (1). Những cách tiếp cận mới trong điều trị đang ngày càng sử dụng nhiều hơn các sự khác biệt này để xây dựng chế độ điều trị được cá nhân hoá cho thích hợp với từng bệnh nhân riêng biệt (20).

Một số thay đổi trong lối sinh hoạt có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư, bao gồm uống thức uống có cồn trong mức được chính phủ khuyến nghĩ. Đối với một số người, tốt nhất là hoàn toàn không uống rượu bia. Tuy nhiên, để trả lời thoả đáng câu hỏi của bạn và nhận được lời khuyên chuẩn xác nhất cho cá nhân bạn, bạn nên trao đổi với một chuyên viên y tế chuyên nghiệp để giúp bạn đưa ra quyết định có hiểu biết về uống rượu bia.

References
  1. National Cancer Institute (NCI). Risk factors for cancer. 2015; Available from:
  2. World Cancer Research Fund International (WCRFI), Diet, Nutrition, Physical Activity and Cancer: a Global Perspective. . 2018, WCRFI: London.
  3. Sasco, A.J., M.B. Secretan, and K. Straif, Tobacco smoking and cancer: a brief review of recent epidemiological evidence. Lung Cancer, 2004. 45 Suppl 2: p. S3-9.
  4. International Agency for Research on Cancer (IARC), Alcohol Consumption and Ethyl Carbamate, in IARC Monographs on the Identification of Carcinogenic Hazards to Humans. 2010, IARC: Lyon.
  5. Bagnardi, V., et al., Alcohol consumption and site-specific cancer risk: a comprehensive dose-response meta-analysis. Br J Cancer, 2015. 112(3): p. 580-93.
  6. de Menezes, R.F., A. Bergmann, and L.C. Thuler, Alcohol consumption and risk of cancer: a systematic literature review. Asian Pac J Cancer Prev, 2013. 14(9): p. 4965-72.
  7. Turati, F., W. Garavello, I. Tramacere, V. Bagnardi, M. Rota, L. Scotti, F. Islami, G. Corrao, P. Boffetta, C. La Vecchia and E. Negri (2010). "A meta-analysis of alcohol drinking and oral and pharyngeal cancers. Part 2: results by subsites." Oral Oncol 46(10): 720-726.
  8. Pelucchi, C., S. Gallus, W. Garavello, C. Bosetti and C. La Vecchia (2008). "Alcohol and tobacco use, and cancer risk for upper aerodigestive tract and liver." Eur J Cancer Prev 17(4): 340-344.
  9. Hashibe, M., et al., Interaction between tobacco and alcohol use and the risk of head and neck cancer: pooled analysis in the International Head and Neck Cancer Epidemiology Consortium. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, 2009. 18(2): p. 541-50.
  10. Zakhari, S., Chronic alcohol drinking: Liver and pancreatic cancer? Clin Res Hepatol Gastroenterol, 2015. 39 Suppl 1: p. S86-91.
  11. Baecker, A., X. Liu, C. La Vecchia and Z. F. Zhang (2018). "Worldwide incidence of hepatocellular carcinoma cases attributable to major risk factors." Eur J Cancer Prev 27(3): 205-212.
  12. Vanni, E. and E. Bugianesi (2014). "Obesity and liver cancer." Clin Liver Dis 18(1): 191-203.
  13. Marengo, A., C. Rosso and E. Bugianesi (2016). "Liver Cancer: Connections with Obesity, Fatty Liver, and Cirrhosis." Annu Rev Med 67: 103-117.
  14. Cai, S., et al., Alcohol drinking and the risk of colorectal cancer death: a meta-analysis. Eur J Cancer Prev, 2014. 23(6): p. 532-9.
  15. Vieira, A. R., L. Abar, D. S. M. Chan, S. Vingeliene, E. Polemiti, C. Stevens, D. Greenwood and T. Norat (2017). "Foods and beverages and colorectal cancer risk: a systematic review and meta-analysis of cohort studies, an update of the evidence of the WCRF-AICR Continuous Update Project." Ann Oncol 28(8): 1788-1802.
  16. Rossi, M., M. Jahanzaib Anwar, A. Usman, A. Keshavarzian and F. Bishehsari (2018). "Colorectal Cancer and Alcohol Consumption-Populations to Molecules." Cancers (Basel)
  17. Choi, Y. J., S. K. Myung and J. H. Lee (2018). "Light Alcohol Drinking and Risk of Cancer: A Meta-Analysis of Cohort Studies." Cancer Res Treat 50(2): 474-487.
  18. Rojas, K. and A. Stuckey, Breast Cancer Epidemiology and Risk Factors. Clin Obstet Gynecol, 2016. 59(4): p. 651-672.
  19. Tamimi, R.M., et al., Population Attributable Risk of Modifiable and Nonmodifiable Breast Cancer Risk Factors in Postmenopausal Breast Cancer. Am J Epidemiol, 2016. 184(12): p. 884-893.
  20. American Association for Cancer Research (AACR), AACR Cancer Progress Report 2019: Transforming Lives Through Innovative Cancer Science. 2019, AACR: Philadelphia, PA.