Rối loạn sử dụng rượu bia là gì và làm thế nào để biết là có vấn đề?

Từ nhận ra những dấu hiệu phụ thuộc rượu bia cho đến những cách điều trị, sau đây là những yếu tố cần cân nhắc đối với những vấn đề về sử dụng rượu bia.
Rối loạn sử dụng rượu bia là gì và làm thế nào để biết là có vấn đề?
Rối loạn sử dụng rượu bia là gì và làm thế nào để biết là có vấn đề?

Uống rất nhiều rượu bia và liên tục có thể chỉ ra rằng bạn nên tìm kiếm lời khuyên để đánh giá lại hành vi sử dụng rượu bia của bạn

Đối với một số người, vấn đề về sử dụng rượu bia có thể mang tính tạm thời và có liên quan đến căng thẳng hay những vấn đề khác, nhưng việc này vẫn đặt họ vào hoàn cảnh có thể gây hại cho bản thân, những người xung quanh và các mối quan hệ. Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp nếu bạn gặp vấn đề luôn luôn là cách tốt nhất vì nhiều người có thể học cách kiểm soát thành công việc sử dụng rượu bia của họ bằng cách thay đổi hành vi.

Nhưng có nhiều người, việc uống rượu bia của họ lại liên tục và với một lượng lớn hơn nhiều, cùng với những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Họ có thể có một cảm giác thôi thúc liên tục phải uống và trải nghiệm những tác động khó chịu về mặt thể chất khi họ không uống rượu bia (1) Họ còn có thể từ bỏ những hoạt động mang lại niềm vui khác, tránh né các mối quan hệ và không quan tâm đến những khía cạnh khác trong cuộc sống của họ để chuyên chú vào uống rượu bia. Những triệu chứng này phản ánh sự phụ thuộc rượu bia, hay còn được biết đến là Rối Loạn Sử Dụng Rượu Bia (AUD). Những người có các vấn đề nghiêm trọng về rượu bia cần có sự quan tâm chú ý của các chuyên gia và có thể cần cả điều trị.

Có những tài nguyên có thể hỗ trợ bạn tìm hiểu xem việc uống rượu bia của bạn có nguy hại không và xác định những hành động nên làm tiếp theo

Nếu bạn lo ngại với việc sử dụng rượu bia của chính mình, có những công cụ có thể giúp bạn xác định xem những triệu chứng của bạn nghiêm trọng ở mức độ nào và những gì bạn có thể làm để thay đổi thói quen của mình. Nếu bạn lo lắng cho một người khác, những nguồn tài nguyên này cũng có thể giúp bạn hỗ trợ cho họ.

Bước đầu tiên, một công cụ đơn giản gọi là AUDIT (Bài Kiểm Tra Nhận Biết Rối Loạn Sử Dụng Rượu Bia) (2, 3) có thể giúp bạn tìm hiểu xem liệu bạn có nên lo lắng hay không. AUDIT cũng có thể giúp xác định xem bạn có cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp không, để từ đó bạn có thể tiếp tục với một chuyên viên - bạn có thể thực hiện bài kiểm tra tại đây.

Đối với rất nhiều người, sự can thiệp của một chuyên viên y tế chuyên nghiệp có thể giúp họ xác định động cơ uống rượu bia của họ là gì và những thay đổi nào họ có thể thực hiện. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề, sự can thiệp có thể giúp bạn thay đổi hành vi. Cách tiếp cận này được Tổ chức Y tế Thế giới phát triển nhằm giúp đỡ những người phụ thuộc vào rượu bia và đã được chứng minh là có hiệu quả cho những thay đổi vững bền (4-6).

AUD là một hội chứng rối loạn sức khoẻ tinh thần phức tạp với rất nhiều nguyên nhân, nhưng cũng có nhiều lựa chọn điều trị

Sự can thiệp có thể không đủ nếu vấn đề của bạn nghiêm trọng hơn (7). AUD là một hội chứng rối loạn sức khoẻ tinh thần và một hình thức nghiện ngập, thường được gọi là 'nghiện rượu' (1, 8). Những người mắc AUD có nhu cầu thôi thúc uống rượu bia và trải nghiệm những tác động khó chịu về mặt thể chất khi họ không uống. Họ còn có thể từ bỏ những hoạt động mang lại niềm vui khác, tránh né các mối quan hệ, chuyên chú vào uống rượu bia, hoặc có thể bị thương hay gây chấn thương cho người khác vì uống rượu bia.

Những nguyên nhân gốc rễ gây ra AUD là rất phức tạp và lại khác nhau với từng cá nhân:

AUD hiếm khi xuất phát chỉ từ một nguyên nhân đơn lẻ mà thường là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp lại. Và có nhiều lý do tại sao nhiều người mắc AUD mà những người khác lại không. Điều quan trọng nên nhớ là vấn đề với uống rượu bia không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối hay sa sút về mặt đạo đức.

Cũng như những hình thức nghiện ngập và sức khoẻ tinh thần khác, vấn đề với rượu bia và AUD có thể được điều trị. Hình thức điều trị nào là tốt nhất phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề, lý do gốc rễ và phụ thuộc vào từng cá nhân. Đối với một số người, tự giúp bản thân hay tìm đến những nhóm hỗ trợ như Alcoholics Anonymous là cách tiếp cận hiệu quả nhất. Những người khác lại phản ứng tốt hơn với điều trị tâm thần và tư vấn, hay sử dụng thuốc có thể giúp họ ngưng uống rượu bia. Không quan trọng hình thức can thiệp hay điều trị, nếu bạn mắc AUD hay biết ai đó mắc AUD, một môi trường và mạng lưới hỗ trợ tốt là chìa khoá để có kết quả tốt đẹp.

References
  1. American Psychiatric Association (APA), Diagnostic and statistical manual of mental disorders (5th ed.). . 2013, APA: Arlington, VA.
  2. Babor, T.F., et al., The Alcohol Use Disorders Idenfitication Test. Guidelines for Use in Primary Care. Second Edition. 2001, World Health Organization: Geneva.
  3. World Health Organization Regional Office for Europe (EURO). Take the AUDIT test now. 2020; Available from:
  4. Beyer, F.R., et al., The Cochrane 2018 Review on Brief Interventions in Primary Care for Hazardous and Harmful Alcohol Consumption: A Distillation for Clinicians and Policy Makers. Alcohol Alcohol, 2019. 54(4): p. 417-427.
  5. Kaner, E.F., et al., Effectiveness of brief alcohol interventions in primary care populations. Cochrane Database Syst Rev, 2018. 2: p. Cd004148.
  6. Anderson, P., A. O'Donnell, and E. Kaner, Managing Alcohol Use Disorder in Primary Health Care. Curr Psychiatry Rep, 2017. 19(11): p. 79
  7. Witkiewitz, K., R.Z. Litten, and L. Leggio, Advances in the science and treatment of alcohol use disorder. Sci Adv, 2019. 5(9): p. eaax4043.
  8. National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism (NIAAA). Alcohol Use Disorder. 2020; Available from:
  9. Edenberg, H.J., J. Gelernter, and A. Agrawal, Genetics of Alcoholism. Curr Psychiatry Rep, 2019. 21(4): p. 26.
  10. Bierut, L.J., et al., A genome-wide association study of alcohol dependence. Proc Natl Acad Sci U S A, 2010. 107(11): p. 5082-7.
  11. Suh, J. and K.J. Ressler, Common Biological Mechanisms of Alcohol Use Disorder and Post-Traumatic Stress Disorder. Alcohol Res, 2018. 39(2): p. 131-145.
  12. Gilpin, N.W. and J.L. Weiner, Neurobiology of comorbid post-traumatic stress disorder and alcohol-use disorder. Genes Brain Behav, 2017. 16(1): p. 15-43.
  13. McHugh, R.K. and R.D. Weiss, Alcohol use disorder and depressive disorders. Alcohol Research, 2019. 40(1): p. arcr.v40.1.01.
  14. Bonomo, Y.A., et al., Teenage drinking and the onset of alcohol dependence: a cohort study over seven years. Addiction, 2004. 99(12): p. 1520-8.
  15. Spear, L.P., Adolescent alcohol exposure: Are there separable vulnerable periods within adolescence? Physiol Behav, 2015. 148: p. 122-30.