Việc uống rượu bia có thể ảnh hưởng như thế nào đến mọi người xung quanh bạn?

Uống rượu bia có thể tác động đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn, và cuộc sống của nhiều người khác, như gia đình và đồng nghiệp của bạn. Sau đây là những yếu tố chính cần cân nhắc.
Việc uống rượu bia có thể ảnh hưởng như thế nào đến mọi người xung quanh bạn?
Việc uống rượu bia có thể ảnh hưởng như thế nào đến mọi người xung quanh bạn?

Nếu bạn chọn uống rượu bia, cách hành vi này tác động lên cơ thể bạn cũng như sức khoẻ thể chất và tinh thần của bạn phụ thuộc đáng kể vào việc bạn uống có thường xuyên không và uống nhiều không. Nhưng nếu việc uống rượu bia của bạn cũng tác động đến những người khác, dù là gia đình ruột thịt, bạn bè hay người quen và những người bạn có tương tác. Điều quan trọng cần nhớ là nếu bạn chọn uống rượu bia, uống vừa phải và có trách nhiệm luôn là lựa chọn tốt nhất - không chỉ cho chính bản thân bạn mà còn cho cả những người khác.

Uống rượu bia có thể là một phương tiện để giao tiếp xã hội trơn tru hơn, nhưng chỉ khi uống vừa phải

Các sự kiện giao tiếp xã hội thường có rượu bia. Uống rượu bia vừa phải có thể phát triển các cuộc đối thoại, giúp bạn cởi mở và thư giãn hơn khi trao đổi với người khác (1). Nhưng uống rượu bia không bao giờ nên là cách để giúp bạn có can đảm làm một việc mà bạn không thể làm.

Nếu bạn uống nhiều rượu bia hơn, việc này có thể ảnh hưởng tiêu cực lên cách bạn tương tác với người khác. Khi một số người uống nhiều hơn, họ trở nên say xỉn, có thể ồn ào và hỗn loạn. Và khi họ ít thận trọng hơn (2, 3), họ có thể làm ngơ những ranh giới, và khiến cho những người xung quanh không thấy thoải mái hoặc thậm chí không an toàn.

Uống rượu bia quá nhiều có thể dẫn đến những hành vi hung hãn

Uống rượu bia quá nhiều có liên hệ với một vài hành vi bạo lực và có thể nhanh chóng dẫn đến tranh cãi, ẩu đả (3). Bởi vò một lượng lớn cồn làm suy giảm khả năng phối hợp và phản ứng của bạn (4), bạn có thể dễ làm mình bị thương hay gây thương tích cho người khác hơn. Những chấn thương này cũng có thể nghiêm trọng hơn khi bạn tỉnh táo trở lại vì có thể bạn không có khả năng phản ứng kịp thời để bảo vệ mình.

Không uống rượu bia và lái xe

Bạn càng uống nhiều, cồn càng làm suy giảm khả năng tập trung, thời gian phản ứng và những đánh giá của bạn (5). Kết quả là, những người uống rượu bia có khả năng gặp tai nạn giao thông hơn, cho dù họ là người lái hay người đi bộ (6).

Hai người bạn đợi xe lửa ở trạm xe lửa
Hai người bạn đợi xe lửa ở trạm xe lửa

Nhằm hạn chế lái xe khi uống rượu bia, nhiều quốc gia trên thế giới đã thiết lập mức độ tối đa về lượng cồn bạn có thể tiêu thụ hợp pháp mà vẫn có thể lái xe được (7), được đo lường bởi nồng độ cồn trong máu (BAC). Thiết lập những giới hạn này là để giảm đi những nguy cơ cho bạn lẫn những người khác, dù họ là người đi chung xe, người đi bộ trên đường, hay những người trong các phương tiện giao thông khác có thể có mặt không đúng nơi, không đúng thời điểm.

Nếu bạn uống rượu bia, tốt nhất vẫn luôn là không lái xe hơi, xe máy, xe đạp - hãy tìm một phương tiện di chuyển khác hoặc chỉ định một tài xế tỉnh táo.

Bạo lực gia đình và bạo hành có liên hệ với uống quá nhiều rượu bia và những vấn đề sức khoẻ tinh thần

Mối quan hệ giữa uống rượu bia và bạo lực là rất phức tạp (8, 9), nhưng uống nhiều rượu bia, thường gắn bó với những vấn đề về sức khoẻ tinh thần (10), là có liên kết với bạo lực gia đình (11, 12). Điều này bao gồm bạo hành bạn đời, bạo hành và bỏ mặc con cái, và bạo hành những người lớn tuổi trong gia đình. Nếu bạn cảm thấy không an toàn hay đang phải chịu một hành vi bạo lực, bạn nên tìm sự giúp đỡ từ một người có thể tin cậy được - sự hỗ trợ và nơi ở là hoàn toàn có thể.

Lạm dụng rượu bia ảnh hưởng đến người uống lẫn những người xung quanh họ

Lạm dụng rượu bia và hội chứng Rối Loạn Sử Dụng Rượu Bia (AUD) có liên hệ với những vấn đề về sức khoẻ tinh thần (13, 14) và dẫn đến những ảnh hưởng đau đớn, nghiêm trọng lên những cá nhân phải chịu đựng. Nhưng cũng như mọi vấn đề về sức khoẻ tinh thần, AUD và lạm dụng rượu bia cũng có thể làm tổn hại đến người thân của chính họ.

Đối với những người lạm dụng rượu bia hay mắc AUD, những mối quan hệ của họ với người khác có thể trở nên xấu đi. Và uống quá nhiều rượu bia có thể làm xáo trộn kết quả công việc lẫn khả năng thực hiện những việc làm hàng ngày, ảnh hưởng đến năng suất công việc và trút thêm gánh nặng lên những người khác (15).

References
  1. Sudhinaraset, M., C. Wigglesworth, and D.T. Takeuchi, Social and Cultural Contexts of Alcohol Use: Influences in a Social-Ecological Framework. Alcohol Res, 2016. 38(1): p. 35-45.
  2. Chermack, S.T. and P.R. Giancola, The relation between alcohol and aggression: an integrated biopsychosocial conceptualization. Clin Psychol Rev, 1997. 17(6): p. 621-49.
  3. Heinz, A.J., et al., Cognitive and neurobiological mechanisms of alcohol-related aggression. Nat Rev Neurosci, 2011. 12(7): p. 400-13.
  4. Schweizer, T.A. and M. Vogel-Sprott, Alcohol-impaired speed and accuracy of cognitive functions: a review of acute tolerance and recovery of cognitive performance. Exp Clin Psychopharmacol, 2008. 16(3): p. 240-50.
  5. Martin, T.L., et al., A review of alcohol-impaired driving: the role of blood alcohol concentration and complexity of the driving task. J Forensic Sci, 2013. 58(5): p. 1238-50.
  6. World Health Organization (WHO). Road traffic injuries. 2020; Available from:
  7. International Alliance for Responsible Drinking (IARD), Blood Alcohol Concentration (BAC) Limits. 2020, IARD: Washington, DC.
  8. Gil-Gonzalez, D., et al., Alcohol and intimate partner violence: do we have enough information to act? Eur J Public Health, 2006. 16(3): p. 279-85.
  9. Castillo-Carniglia, A., et al., Psychiatric comorbidities in alcohol use disorder. Lancet Psychiatry, 2019. 6(12): p. 1068-1080.
  10. Mental Health Foundation. Alcohol and mental health. 2020; Available from:
  11. Cafferky, B.M., M. Mendez, and J.R. Anderson, Substance use and intimate partner violence: a meta-analytic review. Psychology of Violence, 2018. 81: p. 110-131.
  12. Munro, O.E. and M. Sellbom, Elucidating the relationship between borderline personality disorder and intimate partner violence. Personal Ment Health, 2020.
  13. National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism (NIAAA). Alcohol Use Disorder. 2020; Available from:
  14. McHugh, R.K. and R.D. Weiss, Alcohol Use Disorder and Depressive Disorders. Alcohol Res, 2019. 40(1).
  15. American Psychiatric Association (APA), Diagnostic and statistical manual of mental disorders (5th ed.). 2013, APA: Arlington, VA.